Giảm tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường không hề khó!

Tê bì chân tay, cảm giác như có kiến bò trên da, là biến chứng hay gặp nhất của bệnh tiểu đường. Theo thống kê, hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện tê bì tay chân ngay tại thời điểm chẩn đoán. Tình trạng tê bì do biến chứng tiểu đường sẽ cải thiện nếu phục hồi được các tổn thương thần kinh cũng như lưu lượng máu tới tứ chi.

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách giảm bệnh tê chân tay ở người tiểu đường, đây đều là các phương pháp đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng hàng ngày.

Ổn định đường huyết để giảm tê tay chân do tiểu đường

Lượng đường trong máu cao kích hoạt quá trình oxy hóa, gây tổn hại các dây thần kinh và giảm lưu lượng máu cung cấp tới tứ chi, kết quả là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường với biểu hiện đầu tiên chính là tê bì chân tay. Vì vậy, muốn giảm tê tay chân, trước hết bạn cần ổn định được đường huyết.

Tê bì chân tay một trong những biến chứng tiểu đường thường gặp

Tê bì chân tay một trong những biến chứng tiểu đường thường gặp

Đây cũng là việc làm quan trọng nếu bạn muốn phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận,…

Những việc nên làm mỗi ngày để giữ ổn định đường huyết:

  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
  • Kiểm tra đường huyết hàng ngày (lúc đói, sau ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ) bằng máy đo đường huyết cầm tay. Làm xét nghiệm máu HbA1c ít nhất 2 lần mỗi năm.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể là các bài tập đơn giản như đi bộ, leo cầu thang…
  • Ăn uống lành mạnh và cân bằng, nên chọn rau xanh, ngũ cốc, đậu nành, cá và sữa tách béo. Tránh các thực phẩm gây tăng đường huyết nhanh như bánh quy, nước ngọt…
  • Bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc.

Giảm cân vừa giúp ổn định đường huyết, vừa giúp giảm tê bì chân tay

Những người tiểu đường đang thừa cân hoặc béo phì thường dễ bị tê ở bàn chân do bàn chân phải chịu sức nặng của toàn cơ thể. Đồng thời, giảm cân cũng giúp bạn đưa đường huyết về mức mục tiêu điều trị, điều này cũng giúp cải thiện đáng kể triệu chứng tê tay chân.

Để biết bạn có bị thừa cân, béo phì hay không, hãy làm phép tính đơn giản sau:

Giảm cân giúp giảm tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường

Giảm cân giúp giảm tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường

BMI từ 25 trở lên, tức là bạn đã bị thừa cân, BMI trên 30 thì bạn đã ở ngưỡng béo phì.

Các phương pháp giảm tê tay chân tức thì cho người bệnh tiểu đường

Nếu như ổn định đường huyết và giảm cân đem lại hiệu quả về lâu dài, thì những phương pháp sau sẽ giúp cải thiện gần như ngay lập tức triệu chứng tê bì chân tay:

Di chuyển

Người tiểu đường thường bị tê ở bàn chân hoặc ngón chân khi ngồi hoặc đứng quá lâu. Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng này chính là di chuyển để làm tăng lưu lượng máu đến các chi. Hãy thử đi bộ quanh nhà hoặc thậm chí là xoay tròn bàn chân, nâng chân lên – xuống khi bạn phải ngồi lâu.

Việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm cân, ổn định đường huyết nên cũng là cách để phòng ngừa chứng bệnh tê chân tay ở người tiểu đường. Vì vậy, hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể dục.

Lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi tập thể dục:

  • Tránh các bài thể dục nặng vì có thể tạo sức ép lớn xuống bàn chân, gây tê nặng hơn. Nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Khởi động kỹ trước khi tập thể dục.
  • Đeo dày tập thích hợp.
  • Nên tập thể dục trên mặt phẳng ngang.
  • Kiểm tra bàn chân sau khi tập thể dục để phát hiện các vết thương nhỏ nếu có.

Điện thoại

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Đi tất, mặc đồ lót hoặc quần quá chật sẽ cản trở lưu lượng máu xuống bàn chân và có thể gây tê. Vì vậy, bạn nên lựa chọn trang phục hơi rộng một chút để dòng máu được lưu thông bình thường.

Massage

Nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân, bàn tay, tập trung vào những điểm bị tê. Việc này sẽ giúp làm tăng tuần hoàn máu và giúp cải thiện tình trạng tê bì tay chân.

Giữ ấm đôi chân

Thời tiết lạnh có thể khiến cho người tiểu đường dễ bị tê chân tay hơn bình thường. Vì vậy, hãy giữ ấm đôi chân trong những ngày lạnh bằng cách đi giày, tất đầy đủ và có thể ngâm chân nước ấm. Lưu ý, nếu bạn ngâm chân nước ấm, hãy nhờ người nhà thử nhiệt độ của nước để tránh bị bỏng, vì biến chứng tiểu đường có thể gây mất cảm giác và khiến bạn không cảm nhận rằng nước đang rất nóng.

Chọn loại giày phù hợp

Giày cao gót hoặc giày độn đế cứng làm cho bàn chân không được cử động thoải mái và dễ bị tê. Một đôi giày quá nhỏ cũng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tê bì chân tay. Vì vậy, hãy chọn mua những đôi giày mà bạn đi vào thấy thoải mái nhất.

Xem thêm: CÁCH LỰA CHỌN GIÀY DÉP CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Sử dụng tất nén dành riêng cho người tiểu đường

Tất nén giúp kích thích tuần hoàn máu đến các chi và giảm tê bì. Một số loại kem bôi có chứa thành phần capsaicin cũng có thể giúp cải thiện tịnh trạng này.

Điều trị tê bì chân tay bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ

 Hộ Tạng Đường là sản phẩm chuyên biệt trong phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường

Nếu đã áp dụng những cách trên mà vẫn bị tê bì tay chân, bạn nên đi khám bác sỹ để được điều trị bằng thuốc tây y.

Một số nghiên cứu đã chứng minh được lợi ích của các phương pháp hỗ trợ điều trị tê bì chân tay như liệu pháp thư giãn, phản hồi sinh học và bổ sung chất chống oxy hóa Alpha Lipoic Acid (ALA). ALA là một chất chống oxy hóa mạnh đã được sử dụng trong điều trị biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường ở các nước châu Âu. Việc kết hợp ALA với các thảo dược có khả năng chống oxy hóa và ổn định đường huyết (như Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn, Câu kỷ tử) là giải pháp cực kỳ hữu hiệu cho những người tiểu đường đã có biến chứng thần kinh, với biểu hiện ban đầu là tê bì chân tay. Hộ Tạng Đường là sản phẩm chuyên biệt trong phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường có hội tụ các thành phần nêu trên. Sản phẩm này nên được sử dụng từ khi mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường để bảo vệ các dây thần kinh và mạch máu, từ đó phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chia sẻ của bà Đỗ Thị Hợp đã hết tê bì chân tay, ngón tay co quặp do biến chứng tiểu đường nhờ sử dụng Hộ Tạng Đường

Tê bì chân tay là triệu chứng xảy ra ở hầu hết người bệnh người tiểu đường trong giai đoạn mới được chẩn đoán bệnh, thậm chí chưa phát hiện bệnh. Do vậy, bạn hãy tự trang bị cho mình cách phát hiện sớm và đối phó với những khó chịu mà bệnh gây ra bằng những cách đề cập trong bài viết kể trên.

Điện thoại

Tham khảo: https://www.wikihow.com/Cure-Numbness-in-Your-Feet-and-Toes