Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường bằng thuốc tiêm thay vì laser

Biến chứng võng mạc tiểu đường trong giai đoạn mạch máu tân sinh, người bệnh sẽ được điều trị bằng liệu pháp laser nhằm làm giảm nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, sau phẫu thuật họ có thể bị mất thị lực ngoại biên và tầm nhìn ban đêm trở nên kém hơn. Những nghiên cứu gần đây tại Hoa Kỳ cho thấy, sử dụng thuốc tiêm Ranibizumab thay vì chiếu laser có thể cho kết quả tốt hơn trong việc điều trị biến chứng này.

Bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường

Nồng độ đường trong máu đã bắt đầu tăng ở giai đoạn tiền tiểu đường và có thể khi đó biến chứng võng mạc tiểu đường đã bắt đầu nhen nhóm xuất hiện. Nguyên nhân là do các vi mạch của mắt bắt đầu bị tổn thương do đường huyết cao, đồng thời nước được kéo vào trong ống kính nhiều hơn để pha loãng nồng độ đường, làm cho các mạch máu bắt đầu giãn nở. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể không thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì hoặc có thể thấy mờ, vệt đen trong tầm nhìn nhưng lại thường bị bỏ qua. Ở giai đoạn sau, khi các mạch máu mới bắt đầu tăng sinh mạnh mẽ nhưng những mạch máu này rất dễ vỡ, gây xuất huyết võng mạc, tạo thành các mô sẹo làm võng mạc bắt đầu bị bong ra khỏi nhãn cầu gây ra các triệu chứng như đau đầu do tăng nhãn áp, giảm hoặc mất thị lực trung tâm. Ở Mỹ hàng năm có từ 12,000 đến 24,000 người bệnh tiểu đường bị mất thị lực vĩnh viễn do biến chứng này.

Các mạch máu bất thường tăng sinh rồi vỡ ra trong bệnh võng mạc tiểu đường

Các mạch máu bất thường tăng sinh rồi vỡ ra trong bệnh võng mạc tiểu đường

Liệu pháp laser trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Trong giai đoạn đầu của bệnh, nếu được phát hiện sớm bạn có thể không cần áp dụng đến các phương pháp điều trị mà chỉ cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày, tập luyện cũng như dùng thuốc để làm ổn định hơn nồng độ đường huyết. Nhưng đến giai đoạn tăng sinh, để phòng ngừa nguy cơ mù lòa phương pháp được áp dụng nhiều nhất là sử dụng một chùm tia laser có năng lượng cao, chiếu vào mắt để phá hủy các mô võng mạc bị tổn thương, đồng thời ngăn ngừa mạch máu mới.

Tuy được áp dụng rộng rãi, nhưng liệu pháp laser cũng gây nhiều rủi ro cho người bệnh, chẳng hạn như: xuất huyết dịch kính, phù hoàng điểm, giảm thị lực ban đêm hoặc thị lực bị giảm sau điều trị.

Biến chứng võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh. Để phòng ngừa sớm nguy cơ này, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936 057 996 (Trong giờ hành chính) để được biết thêm thông tin cụ thể

Điện thoại

Thuốc tiêm thay thế liệu pháp laser trong trị bệnh võng mạc tiểu đường

Những nghiên cứu trước đây đã tìm ra vai trò của yếu tố tăng sinh nội mạc mạch máu là VEGF có liên quan mật thiết đến sự phát triển của các mạch máu mới trong bệnh võng mạc tiểu đường. Các thuốc có tác dụng ức chế yếu tố này có thể được sử dụng với mục đích điều trị và phòng ngừa bệnh bắt đầu từ giai đoạn sớm. Và Ranibizumab (tên thương mại Lucentis) là một trong số các thuốc như vậy được sử dụng đặc trị cho mắt.

Ranibizumab (Lucentis) – Thuốc tiêm điều trị bệnh võng mạc tiểu đường hiệu quả

Ranibizumab (Lucentis) – Thuốc tiêm điều trị bệnh võng mạc tiểu đường hiệu quả

Để đánh giá hiệu quả cũng như với mong muốn được áp dụng thuốc vào thực tiễn điều trị, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã được tiến hành trên tổng số 305 người bệnh mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Họ chia số người tình nguyện thành 2 nhóm điều trị bằng liệu pháp laser và thuốc tiêm Ranibizumab. Những đối tượng bị bệnh cả hai mắt thì một mắt được điều trị bằng laser và mắt còn lại là dùng thuốc tiêm.

Sau 2 năm, họ ghi nhận lại kết quả và cho thấy: Nhóm tiêm thuốc Ranibizumab thị lực ngoại vi được cải thiện nhiều hơn so với nhóm còn lại. Ngoài ra, số người sử dụng liệu pháp laser cần tiến hành tiếp phương pháp phẫu thuật Vitrectomy (loại bỏ bớt lượng máu dư thừa trong thủy dịch) nhiều hơn so với nhóm dùng thuốc và tỷ lệ phát triển biến chứng phù hoàng điểm cũng lớn hơn.

Tác dụng phụ toàn thân nghiêm trọng, bao gồm những ảnh hưởng tiêu cực lên tim mạch là tương tự nhau. Trong đó, có một người bệnh trong nhóm sử dụng thuốc bị nhiễm trùng. Tỷ lệ xuất hiện các tác dụng phụ khác là khá thấp và cũng không có nhiều sự khác biệt giữa hai nhóm.

Ở Việt Nam hiện nay, một số bệnh viện lớn đã bắt đầu áp dụng thuốc tiêm Ranibizumab trong điều trị biến chứng võng mạc tiểu đường thay vì liệu pháp laser như trước kia. Và ghi nhận bước đầu cho thấy hiệu quả mà thuốc mang lại là khá khả quan.

Tuy nhiên, các nhà điều trị vẫn khuyến cáo rằng, dù y học ngày càng phát triển và luôn có những nghiên cứu tìm ra các phương pháp mới điều trị bệnh. Nhưng với người bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh tốt nhất vẫn là kiểm soát đường huyết ở mức ổn định bằng nhiều phương pháp như chế độ ăn, lối sống, thuốc men và sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ giúp phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Nguồn tham khảo: www.sciencedaily.com