Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường bằng liệu pháp laser

Bệnh võng mạc do tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm chiếm tới 90% nguyên nhân gây ra mù lòa ở người bị tiểu đường. Một trong những phương pháp điều trị quan trọng, mở ra cuộc cách mạng trong điều trị bệnh võng mạc là liệu pháp laser - rất hiệu quả trong việc phòng ngừa mất thị lực nếu nó được thực hiện trước khi võng mạc đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Tổng quan về bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là sự tổn thương võng mạc - lớp lót trong cùng của mắt chứa các sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng.

Nguyên nhân được biết đến là do đường huyết tăng cao gây ra sự tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt gây xuất huyết, phù nề. Võng mạc thiếu máu nuôi dưỡng kích thích cơ thể tăng sinh các mạch máu mới. Tuy nhiên các mạch máu mới lại rất mỏng manh, dễ vỡ, có thể xuất huyết làm đục dịch kính, gây mờ mắt và các sẹo xơ được hình thành trên võng mạc. Khi mắt cử động, gây ra hiện tượng co kéo gây bong võng mạc, gây giảm thị lực và mù lòa.

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể phát triển âm thầm từ gian đoạn tiền tiểu đường - giai đoạn trước khi phát triển thành bệnh tiểu đường type 2, với các triệu không điển hình khó phát hiện cho đến khi có các biểu hiện như: nhìn mờ, nhìn đôi, đau hoặc đỏ mắt liên tục.

Biến chứng võng mạc tiểu đường gây xuất huyết, phù nề ở mắt

Biến chứng võng mạc tiểu đường gây xuất huyết, phù nề ở mắt

Bệnh võng mạc tiểu đường phát triển qua 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn không tăng sinh mạch máu: là giai đoạn sớm của bệnh, thường không có triệu chứng rõ rệt hoặc các triệu chứng thường nhẹ. Người bệnh đôi khi có thể nhận thấy có điểm mờ, chấm đen trước mắt, do thành mạch máu ở võng mạc bị suy yếu, làm giảm lưu lượng tới nuôi dưỡng võng mạc.
  • Giai đoạn tăng sinh mạch máu: là giai đoạn nặng của bệnh, các mạch máu mới hình thành và dễ vỡ làm đục dịch kính, gây mờ mắt và bong võng mạc, nguy cơ mù lòa rất cao nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh. Để phòng ngừa sớm nguy cơ này, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936 057 996 hoặc 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ trực tiếp.

Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường bằng liệu pháp laser

Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Mục tiêu của bất kỳ phương pháp điều trị nào đều nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.Trong giai đoạn đầu khi các mạch máu mới chưa tăng sinh, kiểm soát đường huyết và theo dõi mắt thường xuyên là cách điều trị duy nhất. Nhưng ở giai đoạn nặng, người bệnh tiểu đường cần áp dụng các phương pháp khác để điều trị như điều trị bằng laser (quang đông), thuốc tiêm, phẫu thuật. Trong đó, liệu pháp laser thường rất hiệu quả trong việc phòng ngừa mất thị lực nếu nó được thực hiện trước khi võng mạc đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Loại laser được sử dụng để điều trị bệnh võng mạc tiểu đường được gọi là quang đông. Phương pháp này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh võng mạc. Trước khi chiếu laser, mắt sẽ được gây tê bằng thuốc gây tê tại chỗ, nhỏ thuốc nhỏ mắt để mở rộng mắt kính và sử dụng kính áp tròng đặc biệt để giữ cho mí mắt luôn mở giúp tập trung laser vào võng mạc. Tia laser sẽ được điều hướng tới vùng bị tổn thương trên võng mạc, làm kín các mạch máu bị rò rỉ và phá hủy các mạch máu mới tăng sinh bất thường. Thời gian điều trị mỗi lần thường mất khoảng 20-40 phút.

Liệu pháp laser trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Liệu pháp laser trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Điều trị bằng laser thường không gây đau đớn do đã sử dụng thuốc gây tê, tuy nhiên việc điều trị có thể phải diễn ra nhiều lần vì các mạch máu có thể tăng sinh trở lại, do đó có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Sau khi điều trị, bạn có thể có một số tác dụng phụ trong vài giờ bao gồm:

  • Nhìn mờ: tầm nhìn bị ảnh hưởng trong thời gian ngay sau điều trị nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài giờ. Vì vậy, nên nhờ người thân, bạn bè đưa về nhà, không được tự lái xe. Nếu không có ai, có thể sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển.
  • Cảm giác lóa mắt do tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng. Có thể sử dụng kính râm cho đến khi mắt có khả năng tự điều chỉnh với ánh sáng.
  • Đau nhức hoặc khó chịu  ở mắt, sử dụng thuốc giảm đau thông thường, như paracetamol cho hiệu quả.

Dù chưa hay đã điều trị bệnh tiểu đường bằng liệu pháp laser thì kiểm soát lượng đường trong máu là điều vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa sự tổn thương mạch máu, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường, từ đó hạn chế nguy ờ mù lòa. Để kiểm soát tốt đường huyết, cần áp dụng nguyên tắc “kiềng ba chân” trong điều trị, đó là: dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc kết hợp với ăn uống có kiểm soát và tập luyện thể dục thường xuyên. Tuy nhiên việc kiểm soát đường huyết không phải là dễ dàng, do đó người bị tiểu đường nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, có nguồn gốc thảo dược giúp ổn đinh đường huyết tốt hơn.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Nguồn: https://www.diabetes.org.uk/Guide-to-diabetes/Complications/Retinopathy/How-is-retinopathy-treated/ https://www.aoa.org/patients-and-public/eye-and-vision-problems/glossary-of-eye-and-vision-conditions/diabetic-retinopathy?sso=y http://www.nhs.uk/Conditions/Diabetic-retinopathy/Pages/Treatment.aspx http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-retinopathy/basics/treatment/con-20023311 http://www.webmd.com/diabetes/tc/diabetic-retinopathy-treatment-overview