Nếu như người tiểu đường tuýp 1 cần điều trị bằng thuốc tiêm insulin ngay khi được chẩn đoán thì đối với tiểu đường tuýp 2 giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ cần đến các giải pháp không dùng thuốc. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn 5 cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả nhất. Bao gồm: Thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp và dùng thảo dược thiên nhiên.
Chế độ ăn lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi những thức ăn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết.
Người tiểu đường cần kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn lành mạnh
Theo lời khuyên của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chế độ ăn của người tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc chung đó là:
Giảm lượng đường bột hằng ngày: Bạn nên hạn chế bớt lượng đường bột từ bánh mì, cơm trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể thay thế chúng bằng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn như gạo lứt.
Tăng cường rau xanh, chất xơ: Chất xơ giúp cơ thể bạn chậm hấp thu đường từ hệ tiêu hóa, đồng thời làm bạn có cảm giác no mà không bị dư thừa năng lượng. Ngoài ra, chất xơ còn giúp nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng. Một số loại rau tốt cho người tiểu đường là bắp cải, măng tây, bông cải xanh, súp lơ, đậu, cà tím, rau diếp...
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ trái cây ít đường: Lượng vitamin và khoáng chất trong trái cây rất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy bạn nên chọn những loại hoa quả có ít đường để tránh làm tăng đường huyết khi ăn.
Xem thêm: Những loại trái cây tốt và không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Hạn chế chất béo từ động vật, thay thế bằng chất béo thực vật: Chất béo từ động vật là những loại chất béo có hại. Chúng làm tăng nồng độ cholesterol máu, từ đó tăng nguy cơ xơ vữa thành động mạch và thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng tiểu đường.
TPCN Hộ Tạng Đường là giải pháp an toàn từ thảo dược vừa giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng của tiểu đường, vừa điều hoà đường huyết, điều hòa huyết áp và giảm cholesterol máu. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0936.057.996 để được tư vấn chi tiết.
Sử dụng đường dành cho người tiểu đường: Đây là những loại đường có vị ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp và không mang năng lượng. Vì vậy sẽ giúp bạn tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi dùng.
Uống sữa dành cho người bệnh tiểu đường: Bạn có thể uống sữa mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cần lựa chọn sử dụng những loại sữa ít đường, ít béo hoặc dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
Hạn chế các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng và thay đổi món ăn hằng ngày với các loại thịt trắng từ cá hoặc thịt gia cầm.
Xem thêm: Gợi ý thực đơn cả tuần cho người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân chia bữa ăn hợp lý. Ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, buổi tối chỉ ăn nhẹ. Không nên ăn sau 9 giờ tối, vì đây là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm tình trạng kháng insulin và tiêu thụ lượng đường dư thừa trong máu, từ đó giúp giảm đường huyết.
Nếu trước đây bạn chưa từng hoạt động thể chất hoặc chơi bất kỳ một môn thể thao nào, hãy bắt đầu bằng luyện tập bằng cách đi bộ 20 phút mỗi ngày, 10 phút mỗi buổi sáng và chiều để giúp cơ thể dẻo dai và tinh thần thoải mái hơn.
Tập thể dục giúp giảm đề kháng insulin và kiểm soát đường huyết hiệu quả
Bộ Y Tế Hoa Kỳ khuyến cáo, người trưởng thành từ 19 – 64 tuổi nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải như đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh; và ít nhất 2 lần mỗi tuần với các bộ môn có cường độ mạnh hơn đòi hỏi phải vận động tất cả các cơ bắp như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền hay bóng đá…
Duy trì cân nặng lý tưởng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đề kháng insulin, ổn định đường huyết và ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng tiểu đường.
Vì vậy, nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì hãy lên kế hoạch để giảm cân ngay từ bây giờ. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể (kg/m2), nên duy trì ở trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam. Còn với chỉ số vòng bụng nên < 90cm ở nam và < 80cm ở nữ.
Để tính chỉ số BMI, bạn áp dụng công thức sau:
BMI = cân nặng (kg): chiều cao (m): chiều cao (m)
Ngoài cân nặng, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các chỉ số quan trọng theo định kỳ, như Chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1C, cùng một số xét nghiệm khác để đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể và phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường.
Việc kết hợp đồng thời thảo dược thiên nhiên với thuốc tây điều trị bệnh tiểu đường đang ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài.
Những nghiên cứu đa quốc gia, trên nhiều vùng lãnh thổ đã phát hiện ra không ít các thảo mộc tốt cho bệnh tiểu đường. Tiêu biểu trong số đó có Hoài Sơn, Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ, các thảo dược này mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng cường sản xuất lnsulin, tăng khả năng hoạt động của lnsulin. Sự kết hợp của 4 thảo dược còn tạo nên tác động chống oxy hóa mạnh mẽ - yếu tố then chốt ngăn chặn và cải thiện biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh.
Chia sẻ của bệnh nhân chữa tiểu đường hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên
Các thói quen xấu ảnh hưởng đến việc ổn định đường huyết người tiểu đường thường xuyên mắc phải đó là: hút thuốc lá, uống rượu bia và căng thẳng tinh thần.
Hút thuốc lá: Ai cũng biết hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi. Nhưng không phải ai cũng biết nicotin trong khói thuốc còn làm tăng đề kháng insulin, khiến đường huyết người tiểu đường khó kiểm soát. Do đó, bạn hãy cố gắng cai thuốc lá hoặc giảm bớt tần suất hút thuốc.
Uống rượu bia: Rượu bia không ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết nếu như bạn uống với lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi bạn uống thường xuyên hoặc uống rượu bia quá đà, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị hạ đường huyết nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người tiểu đường nam giới chỉ nên uống từ 250 - 300 ml bia (2 lon bia) mỗi ngày hoặc từ 2 - 4 ly rượu nhỏ. Mức độ này nên giảm một nửa ở nữ giới mắc tiểu đường.
Căng thẳng tinh thần: Thường xuyên lo lắng, stress kéo dài, mất ngủ… sẽ kích thích cơ thể sản xuất các hormon làm tăng đường huyết (cortisol, epinephrine). Do đó, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực khi gặp áp lực trong công việc, cuộc sống. Thỉnh thoảng bạn nên tự thưởng cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách, đi bộ...
Cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc thực tế rất đơn giản, nhưng cần nhất là sự kiên trì và kỷ luật của bạn. Hãy kiểm soát tốt chế độ ăn uống, tập thể dục để đạt mức cân nặng lý tưởng, duy trì ổn định đường huyết và hạn chế biến chứng tiểu đường.
Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2
Tài liệu tham khảo: everydayhealth.com.
Danh sách bình luận
Nhằm hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định, người nhà bạn cần uống thuốc điều trị theo chỉ định bác sĩ. thăm khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần và kết hợp lối sống lành mạnh khoa học. Trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, bạn lưu ý:
+ Hạn chế tối đa tinh bột, đồ ngọt, tăng cường rau xanh, chất xơ như các loại rau có nhiều chất nhớt: rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…Hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thay vào đó là ăn thịt nạc. Hạn chế sử dụng các đồ uống có gas như nước ngọt. Chia nhỏ bữa ăn và không ăn quá no trong 1 bữa.
+ Duy trì vận động tập thể dục hàng ngày và giữ cân nặng ở mức phù hợp
+ Ngủ sớm, đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, và luôn giữ 1 tinh thần thoải mái.
Đồng thời ngay từ bây giờ bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường để hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết:
Sử dụng Hộ Tạng Đường – 8 lợi ích trong 1
Chúc bạn sức khỏe!
Đối với bệnh tiểu đường, điều quan trọng là kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. Chính những biến chứng tiểu đường này gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trên mắt, thận, tim, thần kinh và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Trường hợp của mẹ bạn, chân bị sưng, mưng mủ và tê bì là biểu hiện của kết hợp biến chứng thần kinh ngoại biên, mạch máu và nhiễm trùng, có thể gọi nôm na là biến chứng bàn chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, rất có thể vết thương hoại tử và dẫn đến phải cắt cụt chân. Trước mắt, bạn cần đưa mẹ đến ngay bác sĩ đang điều trị tiểu đường, để mẹ được lau rửa vết thương. Bạn nên chú ý chăm sóc kỹ lưỡng đôi chân cho mẹ. Sát trùng và làm sạch vết thương hàng ngày, luôn giữ khô đôi chân và có thể xoa bóp để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm về biến chứng bàn chân và cách chăm sóc cho mẹ tại bài viết: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/phong-tranh-ton-thuong-ban-chan-o-nguoi-benh-tieu-duong.html
Bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết, tuy nhiên điều đáng sợ hơn vẫn là những biến chứng. Không giống với nhiều sản phẩm khác trên thị trường, chỉ hướng về giảm đường huyết, Tpcn Hộ Tạng Đường có những thành phần từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện, phòng biến chứng, đồng thời ổn định đường huyết bền vững và tự nhiên.
Chúc mẹ bạn sớm bình phục! Thân.