Tiểu đường chữa được không và những cách giúp bạn khỏe như chưa mắc bệnh

Khi chẳng may mắc tiểu đường - một căn bệnh mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm, ai cũng mong muốn có thể chữa khỏi bệnh, thoát cảnh hàng ngày uống thuốc và kiêng khem khổ sở, chỉ “lỡ miệng” là đường huyết lại tăng cao. Vậy thực sự bệnh tiểu đường có chữa được không? Các nhà khoa học đã có câu trả lời trong bài viết sau đây.

Liệu rằng bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Liệu rằng bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Câu trả lời từ chuyên gia: Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Theo GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh tiểu đường vì nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp:

  • Bệnh tiểu đường type 1: Tuyến tụy đã mất khả năng tiết in-su-lin. Hiện nay, phương pháp duy nhất để điều trị bệnh tiểu đường type 1 là tiêm in-su-lin, tuy nhiên việc này chỉ giúp giảm đường huyết chứ không thể phục hồi được chức năng của tuyến tụy.
  • Bệnh tiểu đường type 2: Cơ chế bệnh sinh phức tạp hơn nhiều so với bệnh tiểu đường type 1. Các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng vài chục gen khác nhau liên quan đến căn bệnh này. Muốn chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 2, cần có công nghệ sửa chữa gen. Đáng tiếc là các phương pháp hay thuốc điều trị hiện tại đều chưa thể tác động được vào gene.

Dù vậy, GS Thái Hồng Quang khẳng định: Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát được. Với các phương pháp điều trị hiện tại, đa số người bệnh đều có thể sinh hoạt và làm việc như người khỏe mạnh bình thường.

Các phương pháp "giải quyết" bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường rất khó chữa trị dứt điểm, song bạn hoàn toàn có thể hồi phục lại sức khỏe, kiểm soát tốt đường huyết và tránh được biến chứng nếu phối hợp nhiều giải pháp. Sau đây là cách thay đổi lối sống, kết hợp với liệu pháp của Tây y và Đông y nhằm giúp bạn đạt hiệu quả điều trị cao nhất:

Kiểm soát đường huyết bằng lối sống lành mạnh

Duy trì tập luyện và ăn uống có kiểm soát sẽ giúp đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép:

  • Tăng cường vận động thể chất: Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm đề kháng ln-sulin và ổn định đường huyết. Bạn nên luyện tập ít nhất 30 - 60 phút/ngày với cường độ vừa phải, bằng cách đi bộ, đạp xe hay bơi lội…
  • Duy trì chế độ ăn khoa học: Ăn đúng giờ, ăn nhiều chất xơ, cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường) sẽ giúp bạn không bị tăng đường huyết sau khi ăn và tránh bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn.

Trước đó, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ những điều người tiểu đường cần biết về chế độ ăn trong bài viết: Lời khuyên về chế độ ăn cho người tiểu đường. Chắc chắn bài viết sẽ rất hữu ích cho bạn.

Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau củ, kiêng bánh kẹo ngọt

Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau củ, kiêng bánh kẹo ngọt

- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân sẽ làm tăng tình trạng đề kháng ln-su-lin và thúc đẩy biến chứng tiểu đường. Bởi vậy, nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân và duy trì nó ở mức hợp lý, với chỉ số khối cơ thể (BMI = cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m)) trong khoảng 18.5 – 23.9.

Quản lý căng thẳng giúp ổn định đường huyết

Lo lắng, bất an, căng thẳng là những cảm xúc thường gặp ở người bệnh tiểu đường và vô tình khiến cho đường huyết tăng cao khó hạ.

Vì vậy, bạn nên suy nghĩ tích cực, tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng, stress. Trồng cây, nghe nhạc, đọc sách hoặc tập hít sâu thở chậm sẽ là những cách hiệu quả để bạn điều tiết cảm xúc.

Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc

Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Bi-gu-a-nid (Met-for-min, Glu-co-phage) và Sul-fonyl-urea (Gli-cla-zide với các biệt dược: Dia-mi-cron, Pre-dian…) vẫn là lựa chọn chủ yếu trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.

Một số trường hợp sau đây sẽ cần sử dụng thuốc tiêm:

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • HbA1c ≥ 10%, đường huyết ≥ 300 mg/dl
  • Suy gan, suy thận
  • Chuẩn bị phẫu thuật, nhiễm toan ceton….

Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.

Sử dụng thực phẩm chức năng phòng biến chứng tiểu đường

Cùng với thuốc điều trị Tây y, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm có chứa 4 thảo dược quý gồm Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử… Liệu pháp hỗ trợ này không chỉ giúp làm tăng hiệu quả ổn định đường huyết mà còn ngăn ngừa biến chứng và tránh nhiều tác dụng phụ của thuốc tây.

4 thảo dược giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường

4 thảo dược giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường

Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể tìm thấy Hoài sơn, Mạch môn và Câu kỷ tử trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Là sản phẩm duy nhất chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường tại Việt Nam, Hộ Tạng Đường đã được nhiều người bệnh tiểu đường tìm đến như một giải pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như phòng và cải thiện biến chứng. Đây là một sản phẩm đã và đang được rất nhiều người sử dụng cho hiệu quả tốt.

Trong gần 12 năm qua, đã có 36.508 bệnh nhân sử dụng Hộ Tạng Đường để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường thành công. Họ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong video sau đây:

Kinh nghiệm sử dụng Hộ Tạng Đường để hỗ trợ cải thiện biến chứng tiểu đường

Hiệu quả của sản phẩm được chứng minh qua nghiên cứu tại Trung tâm Oxy cao áp TP Hồ Chí Minh. Chia sẻ về kết quả nghiên cứu, BS Lương Lễ Hoàng (chủ nhiệm nghiên cứu) cho biết:“Nghiên cứu cho thấy, khi kết hợp sử dụng TPCN Hộ Tạng Đường, các chỉ số HbA1c, đường huyết, men gan, của người bệnh tiểu đường giảm rõ rệt. Họ ngủ ngon hơn, bớt phiền muộn hơn và các biến chứng cũng cải thiện tốt hơn”.

BS Lương Lễ Hoàng đánh giá về hiệu quả của sản phẩm Hộ Tạng Đường

Cách chữa tiểu đường mới, hứa hẹn đẩy lùi bệnh

Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra một phương pháp hữu hiệu hơn có thể sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Trong đó, có 3 phương pháp cho kết quả khả quan nhất:

- Sử dụng tế bào gốc: Các tế bào gốc được đưa vào cơ thể để tái tạo các tế bào beta tuyến tụy mới, từ đó phục hồi khả năng sản xuất ln-sulin và cải thiện nồng độ đường trong máu. Tại nước ta, điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc mới ở trong giai đoạn thử nghiệm quy mô nhỏ tại một số bệnh viện, trên các bệnh nhân chọn lọc.

- Cấy ghép tuyến tụy: Tuyến tụy nguyên vẹn hoặc một số tế bào beta sẽ được cấy ghép vào cơ thể để đảm bảo nhiệm vụ tiết ln-sulin thay cho phần tế bào đã bị hủy hoại. Liệu pháp này giúp cơ thể cảm nhận mức đường trong máu và kích hoạt sản sinh lượng in-su-lin phù hợp để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, sau cấy ghép người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc để giữ cho tế bào ghép không bị thải loại nên chỉ có 8% trong số người bệnh ghép tiểu đảo tụy có thể giữ được đường huyết ổn định.

- Phương pháp miễn dịch: Bản chất của phương pháp này sử dụng các peptide có khả năng tiêu diệt các tế bào tự miễn tấn công tuyến tụy của cơ thể. Nếu quá trình phá hủy của hệ miễn dịch được ngăn chặn, các tế bào tụy chưa bị tổn thương sẽ được bảo vệ và vẫn tiếp tục sản xuất in-su-lin. Nhờ đó, người bệnh sẽ không bắt buộc phải tiêm in-su-lin để kiểm soát đường huyết.

Kết quả thu được đã có một số thành công bước đầu. Mặc dù người bệnh sau khi áp dụng các cách mới này phải dùng thêm thuốc chống ức chế miễn dịch nhưng những nghiên cứu này đã phần nào đã mở ra những hy vọng mới cho việc đẩy lùi bệnh tiểu đường trong tương lai.

Có thể nói cả Tây y và Đông y đều có những bước tiến quan trọng qua các nghiên cứu, song “bệnh tiểu đường có chữa được không?” vẫn luôn là một câu hỏi mở với nhiều cơ hội trong tương lai. Mặc dù hiện tại chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi tiểu đường nhưng nếu bạn biết tuân thủ cải thiện bằng thuốc, kết hợp luyện tập, chế độ ăn uống và sử dụng giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, họ hoàn toàn có thể sống khỏe với bệnh tiểu đường.

Tài liệu tham khảo: WebMD, Telegraph, NCBI

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.