Một trong những biến chứng đáng sợ nhất của bệnh tiểu đường là biến chứng loét bàn chân. Người bệnh tiểu đường loét bàn chân nghiêm trọng sẽ phải cưa chân. Để phòng tránh biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thì không còn cách nào khác người bệnh phải biết cách kiểm tra bàn chân của mình theo chín bước đơn giản dưới đây.
Cảm giác tê bì ở chân là một trong những triệu chứng điển hình của và phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên gây ra do bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh có thể bị tê ở các đầu ngón chân sau đó lan ra các phần còn lại của chân. Thông thường, cả hai bàn chân của người bệnh đều sẽ bị tê bì.
Nếu không phát hiện được tê chân, người bệnh có thể gặp phải những vết thương nhỏ ở chân mà không hề biết dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng và khi phát hiện ra thì đã muộn. Đây là những trường hợp biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường đã nặng, thường phải cưa chân để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Kiểm tra bàn chân bị tê bì phát hiện biến chứng tiểu đường ở chân
Ngoài việc tê bì ở chân thì người bệnh còn có cảm giác không thoải mái, đặc biệt là cảm thấy ngứa ran ở bàn chân, có cảm giác đau đớn như bị kim châm. Triệu chứng này thường xuất hiện ở lòng bàn chân và lan dần ra cả hai đôi chân.
Cảm giác ngứa ran là dấu hiệu cảnh báo biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Một số người bệnh tiểu đường tuýp 2 không bị tê bì hoặc ngứa ran ở chân sẽ có hiện tượng tăng mức độ nhạy cảm của chân. Nói cái khác, chân của người bệnh trở nên quá mức mẫn cảm với những tác động từ bên ngoài môi trường.
Dạng biến chứng bàn chân này có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng lại thường bị chẩn đoán sai trở thành cơn gút cấp hoặc do bệnh viêm khớp mãn tính nghiêm trọng.
Tiểu đường biến chứng loét chân thường khởi đầu từ tình trạng mất cảm giác ở chân
Bệnh tiểu đường tuýp 2 tiến triển khiến bệnh thần kinh ngoại vi của người bệnh cũng trở nên nặng hơn và bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ bắp của bàn chân. Một trong những dấu hiệu đầu tiên có liên quan đến cơ bắp của người bệnh gây ra do bệnh tiểu đường là chứng chuột rút chân hoặc đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lòng bàn chân.
Chuột rút do bệnh tiểu đường tuýp 2 không giống như những cơn chuột rút thông thường. Người bệnh có thể không nhìn thấy cơ bắp bị co thắt nhưng vẫn bị đau đớn do chuột rút.
Chuột rút, đau nhức bàn chân cảnh báo biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Khi đường huyết trong máu cao đi vào các dây thần kinh, nước cũng sẽ đi theo và thẩm thấu vào các sợi dây thần kinh này khiến thần kinh bị sưng lên và bị chết 1 phần. Những tế bào thần kinh đã chết sẽ không còn khả năng điều khiển cơ bắp và khiến cho chân của người bệnh bị teo nhỏ và yếu đi. Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không có khả năng đi bộ và phải ngồi xe lăn là do nguyên nhân này.
Biến chứng tiểu đường ở chân bao gồm cả tình trạng yếu cơ bắp ở chân
Nếu cơ bắp ở chân của người bệnh bị yếu đi do bệnh tiểu đường tuýp 2 khi người bệnh sẽ có dáng đi bất thường, áp lực tăng mạnh lên các ngón chân gây ra biến dạng ngón chân. Ngón chân của người bệnh sẽ bị cong hoặc gấp khúc giống như những chiếc búa nhỏ.
Trong thời gian dài, dị dạng ngón chân sẽ dẫn đến nguy cơ bị loét bàn chân do áp lực, dẫn tới nhiễm trùng và họ tử nguy hiểm.
Để bảo vệ chân và các ngón chân thì người bệnh tiểu đường cần đi giày phù hợp. Nếu là nữ giới, bạn nên từ bỏ thói quen đi giày cao gót nếu không muốn các ngón chân trở lên dị dạng.
Dị dạng ở bàn chân, ngón chân làm tăng nguy cơ biến chứng loét chân tiểu đường
Xem thêm: Loét bàn chân tiểu đường
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bị nhiễm trùng ở bàn chân chỉ từ những vết xước hoặc vết cắt rất nhỏ. Nếu không kiểm tra thường xuyên, người bệnh tiểu đường có thể sẽ không biết về những tổn thương này và tới khi phát hiện ra thì đã bị nhiễm trùng nặng.
Do đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra bàn chân của mình mỗi tối trước khi ngủ và mỗi buổi sáng trước khi rời khỏi giường.
Tổn thương da, nhiễm trùng dẫn đến nhiều biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Tương tự như ở chân, tay cũng là một trong những cơ quan có thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng gây loét bàn tay khi người bệnh phải kiểm tra tương tự như các bước ở chân đã được liệt kê.
Biến chứng tiểu đường ở chân có biểu hiện tương tự ở cánh tay, bàn tay
Xem thêm: Biến chứng thần kinh ngoại biên
Biến chứng võng mạc và biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường đều là do đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng những bộ phận này. Do đó, ngoài phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng bàn chân, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra thị lực. Nếu xuất hiện các dấu hiệu mắt kém, nhìn mờ, thị lực giảm khi người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh mù lòa.
Xem thêm: Bệnh võng mạc đái tháo đường
Trên đây là 9 bước đơn giản để bất kỳ người bệnh tiểu đường tuýp 2 nào cũng có thể tự kiểm tra và phát hiện biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Hậu quả của biến chứng tiểu đường gây ra là rất nghiêm trọng nên việc phòng tránh nó phải được coi là ưu tiên hàng đầu bên cạnh việc điều trị hạ và ổn định đường huyết.
Xem thêm:
Nguồn tham khảo: https://www.wikihow.com/Check-Feet-for-Complications-of-Diabetes