7 cách giúp người bệnh tiểu đường đối phó với mùa hè

 “Cạm bẫy” ở khắp mọi nơi khi thời tiết chuyển vào mùa hè cho những ai mắc bệnh tiểu đường. Để tránh những rắc rối này, bạn chỉ cần nắm được 7 nguyên tắc vàng dưới đây.

Mùa hè người bệnh tiểu đường phải uống nhiều nước

Thời tiết nóng bức làm tăng sự bài tiết mồ hôi của cơ thể dẫn tới nguy cơ mất nước nghiêm trọng, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường. Khi mất nước, đường tăng cao trong máu, cơ thể phản ứng bằng cách tăng đào thải đường qua nước tiểu, vô hình tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến máu càng đậm đặc. Để ngăn sự mất nước này, bạn hãy bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng từ 1.8 - 2 lít nước theo nhu cầu bằng các loại nước khoáng, nước hoa quả ít đường (nước ép táo, nước ép bưởi…). Tránh sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, chất gây nghiện như caffein, cà phê sữa, campuchino, trà sữa…

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nước đầy đủ để tránh mất nước khi vào hè

Lựa chọn nơi thoáng mát để tập thể dục khi vào hè

Tập thể dục là vô cùng cần thiết với người tiểu đường, do nó làm giảm đề kháng insulin – nguyên nhân gây tiểu đường type 2, từ đó giúp cơ thể sử dụng đường có hiệu quả. Tuy nhiên, trong mùa hè thì tập như thế nào để hạn chế sự mất nước của cơ thể là điều cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn nơi mát mẻ hoặc chọn thời điểm vào sáng sớm hoặc buổi tối để rèn luyện sức khỏe, với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, yoga và tập đều đặn hằng ngày trong thời gian từ 30 - 45 phút.

Nhằm gia tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết trong ngày hè, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0962.326.300 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và kéo theo sự tăng tiết mồ hôi và kết quả là máu bị cô đặc lại làm đường huyết tăng cao. Bên cạnh đó, làn da rất dễ bị tổn thương khi mắc bệnh tiểu đường do máu lưu thông khó khăn, tình trạng đề kháng insulin có thể làm thay đổi sắc tố trên da. Dưới sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời sẽ khiến da dễ bị sạm, khô, đồi mồi...

Vì vậy, khi đi ra ngoài, bạn cần bảo vệ cơ thể mình bằng nhiều cách như sử dụng kem chống nắng, kính râm, mũ nón quần áo dài thoáng mát.

Không quên kiểm tra đường máu thường xuyên trong những ngày hè

Kiểm tra đường máu hằng ngày bằng máy đo tại nhà giúp bạn theo dõi mức đường huyết trong cơ thể. Nếu có dấu hiệu tăng đường huyết thì bạn cần nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ và bổ sung đủ nước dù không cảm thấy khát.

Người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn khi vào mùa hè

Chế độ ăn uống đầy đủ giúp kiểm soát đường huyết

Mùa hè nóng nực, người mắc bệnh tiểu đường thường ra mồ hôi rất nhiều dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ăn mất ngon miệng, hay bỏ bữa, dẫn tới tình trạng đường huyết không ổn định. Để hạn chế tình trạng này bạn nên duy trì chế độ ăn đầy đủ các chất glucid, lipid và protid đảm bảo nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể.

Bảo quản thuốc điều trị tiểu đường đúng cách

Nếu bạn sử dụng thuốc tiêm để điều trị bệnh, thì cần lưu ý sau khi sử dụng thuốc phải bảo quản thuốc còn lại trong ngăn mát của tủ lạnh ( từ 2- 8 0C). Vì bản chất của thuốc tiêm là insulin - dễ bị hỏng khi ở nhiệt độ cao. Còn đối với các thuốc uống khác thì để thuốc tránh ánh sáng trực tiếp và giữ ở nhiệt độ không quá 30 độ C.

Theo dõi các triệu chứng bất thường

Nếu có một trong các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, mồ hôi nhiều, da lạnh và ướt, nhịp tim nhanh thì bạn cần tránh xa ánh sáng mặt trời, nghỉ ở nơi mát mẻ nhiều oxy hơn và bổ sung nước và nếu không đỡ cần đến bệnh viên để được chăm sóc.

Trái đất nóng lên làm cho cho khí hậu thay đổi thất thường. Minh chứng cho điều đó là nhiệt độ mùa hè những năm gần đây rất cao gây khó chịu cho nhiều người đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Hãy coi mùa hè là quân giặc và bạn đã có “ 7 loại vũ khí” giúp bạn đánh bại quân thù. Ngay từ lúc này, hãy áp dụng nó vào cuộc sống của bạn để mùa hè không còn là nỗi lo.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Nguồn tham khảo:

https://www.diabetesselfmanagement.com

http://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/living-with/summer-heat-and-type-2-diabetes/

http://query.nytimes.com

https://health.clevelandclinic.org/2014/07/7-critical-precautions-for-summer-if-you-have-diabetes/