Phòng ngừa bệnh tiểu đường là việc làm hết sức quan trọng đối với những người có nguy cơ cao, người mắc tiền tiểu đường. Bởi, khi đã mắc tiểu đường, bạn sẽ phải chung sống suốt đời với căn bệnh này và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi chu trình chuyển hóa đường glucose trong cơ thể bị rối loạn, dẫn tới đường huyết tăng cao. Có hai dạng chính: Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số các ca bệnh được chẩn đoán; loại còn lại là tiểu đường tuýp 1. Cả hai loại bệnh này đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành hoặc lớn tuổi, còn tiểu đường tuyp 1 thường gặp ở trẻ em hoặc người trẻ.
6 cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa tiểu đường tuyp 2 một cách hiệu quả.
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người thừa cân, béo phì, lớn tuổi, hoặc những người có yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như trong gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tpcn Hộ Tạng Đường – giải pháp từ tự nhiên giúp giảm và ổn định dường huyết, cải thiện và phòng ngừa biến chứng sớm do đường huyết cao. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số 0962 326 300 (trong giờ hành chính)
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người có nguy cơ cao nên xét nghiệm máu thường xuyên từ tuổi 45 trở lên và xét nghiệm thường xuyên sáu tháng một lần. Trong trường hợp không có nguy cơ, bạn có thể xét nghiệm 3 năm một lần.
Có ba xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Xét nghiệm hemoglobin glycated (HbA1c): Kết quả của chỉ số này là mức độ đường huyết trong máu trung bình được tính trong khoảng từ 2 đến 3 tháng trước thời điểm lấy máu xét nghiệm. Chỉ số HbA1c trên 5,7% cho thấy người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Từ 6,5% trở lên, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Chỉ số đường huyết lúc đói được thực hiện để đo lượng đường trong máu sau một đêm hoặc người bệnh không được ăn uống trước thời điểm lấy máu ít nhất 8 giờ. Kết quả đo nằm trong khoảng từ 100 đến 125 mg/dL cho thấy người bệnh mắc tiền tiểu đường. Kết quả lớn hơn 126 mg/dL cho thấy người bệnh mắc bệnh tiểu đường.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Người bệnh sẽ được uống một lượng dung dịch có chứa đường do bệnh viện cung cấp. Sau 1 đến 2 giờ, người bệnh được lấy máu xét nghiệm. Phương pháp xét nghiệm này rất có ích trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
Càng thừa nhiều cân, người bệnh càng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường bởi lượng đường huyết trong máu tăng theo cân nặng. Các nghiên cứu cho thấy, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 xuống một nửa nếu giảm 7% trọng lượng cơ thể bằng các phương pháp tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường là những loại thực phẩm tươi sống có chứa chất đạm, tinh bột, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Kẹo, bánh, những loại đồ uống và thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp là những loại thực phẩm nên hạn chế hoặc không nên ăn thì càng tốt.
Bạn cũng cần chú ý giảm lượng muối và đường trong chế độ ăn hàng ngày. Nguồn chất béo nên chọn là các loại dầu thực vật, các loại chất béo không no…
Ăn đủ chất xơ là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
Các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ tiểu đường và giúp tăng cường sức khỏe của người bệnh. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn, làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu.
Việc ăn bổ sung chất xơ còn giúp làm giảm cholesterol và giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả, ngăn ngừa táo bón.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, do, các loại đậu là những nguồn cung cấp chất xơ tốt và hiệu quả. Đây là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Những lợi ích mà bạn có thể nhận được trong việc phòng chống bệnh tiểu đường bằng phương pháp tập thể dục là:
Nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn nên thường xuyên tập thể dục mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Việc tập luyện có thể là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, hoặc đơn giản là các công việc nhà…
Giảm căng thẳng, lo âu để giảm đường huyết
Các thẳng và lo âu làm tăng lượng đường trong máu theo hai cách. Người bị căng thẳng sẽ hạn chế vận động và thường có một chế độ ăn uống kém lành mạnh. Quá trình căng thẳng và lo âu kéo dài khiến cho cơ thể sản sinh gốc tự do, là nguồn gốc của nhiều bệnh tật nguy hiểm, bao gồm ung thư, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Mặc dù bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh những lời khuyên hữu ích kể trên, ngày nay một xu hướng được nhiều người hướng đến là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như Tpcn Hộ Tạng Đường nhằm giảm và ổn định đường huyết tự nhiên, phòng ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh.
Tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/314215.php?sr