Kiểm soát tiểu đường thai kì không cần dùng thuốc

Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, điều đó thực sự không phải là điều dễ dàng đối với các bà mẹ. Họ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ trong quá trình mang thai, trong đó có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ mà không phải sử dụng thuốc?

Hiểu biết cơ bản về bệnh tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kì là tình trạng mà đường huyết tăng cao kéo dài trong máu do nhau thai tiết ra hóc - môn làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào (hiện tượng đề kháng insulin).

Đa số tiểu đường thai kỳ sẽ kết thúc sau khi sinh. Tuy nhiên, có khoảng 9.2 % người mắc tiểu đường thai kỳ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau khi sinh. Và họ cũng nằm trong số đối tượng có nguy cơ rất cao phát triển bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai.

Để biết mình có bị tiểu đường hay không các mẹ bầu cần làm xét nghiệm đường máu ở tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ từ đó sẽ chủ động kiểm soát được căn bệnh này. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: mang thai khi trên 35 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2, thai phụ đã bị tiểu đường trong thai kỳ ở lần mang thai trước, bị thừa cân hoặc có tiền sử sinh con to thì các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm này sớm hơn.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu biết cách

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu biết cách

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng các biện pháp không dùng thuốc

Kiểm soát và duy trì đường huyết trong mức độ cho phép là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiểu đường thai kỳ. Việc làm này sẽ giúp hạn chế sự ảnh hưởng của đường huyết tăng cao lên sức khỏe của mẹ bầu, cũng như thai nhi.

Chế độ ăn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

Một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học sẽ giúp các mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường thai kỳ mà không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào. Nhiều bà mẹ vẫn tưởng rằng, muốn thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh thì cần phải ăn đủ cả về lượng và chất. Nhưng đó là những quan điểm sai lầm, trên thực tế, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mà nên đảm bảo các thực phẩm an toàn, đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

Các mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn một thực đơn phù hợp, đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các mẹ bầu nên điều chỉnh thói quen ăn uống như ăn nhiều hơn bình thường, ăn không đúng bữa, ăn vặt, ăn đêm...để tránh đường huyết tăng cao trong máu. Nên ăn chia làm nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn chỉ một lượng vừa phải, hạn chế các đồ ăn vặt, ăn đêm.

Điều trị tiểu đường thai kỳ không dùng thuốc không thể thiếu chế độ ăn nhiều rau, củ

Điều trị tiểu đường thai kỳ không dùng thuốc không thể thiếu chế độ ăn nhiều rau, củ

Để hạn chế đường huyết tăng cao trong máu thì hạn chế ăn các chất bột đường như bánh mì trắng, mì ống trắng hoặc gạo trắng hay thực phẩm chế biến sẵn (kẹo ngọt, bánh quy, bánh kem và các món ngọt khác), tăng cường các loại rau xanh, chất xơ (đậu và ngũ cốc nguyên hạt). Nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ trong chế độ ăn. Thay vì ăn thịt bò, bạn nên tăng cường ăn cá và thịt gia cầm không da. Nên bỏ da của thịt gia cầm như thịt gà vì da gà chứa nhiều mỡ béo. Tránh tiêu thụ các loại hoa quả như dứa, dưa, chuối, nho và nho khô vì chúng có chỉ số đường huyết cao. Nên thay bằng các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp hơn như Xoài, chuối, táo, cam, bưởi, ngô...

Luyện tập thường xuyên giúp giảm đề kháng insulin, giữ cân nặng

Tập luyện thường xuyên, tối thiểu 45 phút mỗi ngày là cách tốt nhất giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết, nhờ tăng cường sử dụng glucose và giảm đề kháng insulin khi bị tiểu đường thai kỳ. Cùng với đó, việc tập luyện còn giúp mẹ bầu giải tỏa được căng thẳng, lo lắng, giữ được cân nặng và làm giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như khó ngủ, đau lưng, chuột rút…

Mẹ bầu nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ vừa phải, đi xe đạp, bơi lội, thiền, yoga…

Bổ sung vitamin tổng hợp và muối khoáng

Đối với phụ mang thai sẽ cần bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất, đặc biệt là axits folic, canxi và sắt vì trong thai kỳ, nhu cầu vitamin và khoáng chất tăng cao và chế độ ăn có thể không cung cấp đủ. Khi vitamin D thấp có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.  Bạn nên đi khám để được kiểm tra nồng độ vitamin D và uống thực phẩm chức năng nếu thiếu hụt. Bổ sung 1000-2000 IU vitamin D mỗi ngày là mức an toàn cho phụ nữ mang thai.

Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể sử dụng trong thai kỳ để kiểm soát nồng độ đường huyết. Tuy nhiên, một số loại thảo dược vẫn chưa được kiểm tra tính an toàn cho phụ nữ mang thai. Ví dụ, nên tránh tiêu thụ mướp đắng (khổ qua) vì nó có liên quan đến tình trạng sảy thai ở động vật. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào, mẹ bầu nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để được hướng dẫn.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh như những người bình thường. Vì vậy thay vì lo lắng, căng thẳng, bạn hãy dành nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe, cũng như xây dựng được cho mình một chế độ ăn, lối sống khoa học để kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Trích nguồnhttp://www.diabetes.org/diabetes-basics/gestational/what-is-gestational-diabetes.html