Các loại thuốc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 [Cập nhật mới nhất]

Khi bị tiểu đường, chắc hẳn sử dụng thuốc điều trị là điều khó tránh khỏi, dù bạn có muốn hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc tiểu đường đang được sử dụng hiện nay, giúp bạn có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò cũng như cách sử dụng thuốc, phối hợp thuốc an toàn, hiệu quả. 

Cần hiểu rõ về các loại thuốc tiểu đường để sử dụng an toàn và hiệu quả

Cần hiểu rõ về các loại thuốc tiểu đường để sử dụng an toàn và hiệu quả

Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 bị thiếu hụt insulin hoàn toàn. Vậy nên thuốc tiêm insulin luôn là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1 bắt buộc và cần duy trì cả đời. 

Có 2 dạng thuốc tiêm insulin là dạng bút tiêm hoặc kim tiêm. Sử dụng bút tiêm sẽ thuận tiện hơn và giúp người bệnh lấy liều chính xác hơn. Tuy nhiên giá thành của thuốc cũng sẽ cao hơn.

Cách dùng, liều dùng: Thuốc Insulin thường được tiêm trước ăn từ 15 - 60 phút phụ thuộc vào thời gian phát huy tác dụng của thuốc. Người bệnh cần đọc kỹ trong đơn thuốc được bác sĩ kê để biết chính xác thời điểm dùng thuốc, liều dùng để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết quá mức.

Xem thêm: Cách tiêm insulin với bơm tiêm và bút tiêm: Đầy đủ, chi tiết nhất

Tác dụng không mong muốn: Tác dụng không mong muốn đáng lưu tâm nhất của thuốc tiêm insulin là tình trạng hạ đường huyết quá mức, thường liên quan đến bữa ăn (người bệnh tiêm thuốc xong nhưng quên ăn, không muốn ăn…) hoặc vận động, làm việc quá mức.

Người bệnh khi có các dấu hiệu của hạ đường huyết (run rẩy, chóng mặt, da tái nhợt, vã mồ hôi…) cần bổ sung ngay đồ ngọt (nước đường, bánh kẹo ngọt…) để tăng đường huyết trở lại, tránh rơi vào hôn mê do hạ đường huyết.

Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2

Khác với tiểu đường tuýp 1 phải bắt buộc sử dụng thuốc tiêm insulin, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sử dụng các nhóm thuốc tiểu đường đường uống để kiểm soát đường huyết.

Metformin - Thuốc tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất

Metformin là thuốc duy nhất thuộc nhóm Biaguanide còn được sử dụng. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau như: 

  • Ức chế quá trình sản xuất glucose ở gan.
  • Tăng nhạy cảm insulin ở tổ chức ngoại vi, tăng sử dụng glucose ở cơ và giảm hấp thu glucose ở ruột. 
  • Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipid, làm giảm mỡ máu (cholesterol, triglyceride) và gây chán ăn nên tốt cho những người bệnh tiểu đường bị béo phì.

Cách dùng, liều dùng: Metformin thường được uống ngay sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, nôn hoặc buồn nôn, miệng có vị kim loại…). Liều dùng thường dao động từ 500 - 1000mg/ lần, 1-3 lần/ ngày phụ thuộc vào tình trạng tăng đường huyết của người bệnh.

Tác dụng không mong muốn: Mặc dù Metformin là thuốc tiểu đường đã được sử dụng lâu đời và được đánh giá là một thuốc có độ an toàn cao nhất. Tuy nhiên, việc dùng thuốc lâu dài cũng sẽ gây một số tác dụng phụ, đáng chú ý nhất là tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Thiếu vitamin B12 cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu hoặc thúc đẩy tổn thương thần kinh, làm tăng nguy cơ biến chứng thần kinh do đái tháo đường với các biểu hiện: Tê bì chân tay, nóng rát bàn chân, bàn tay, khô ngứa da, rối loạn cương…

Người bệnh sử dụng Metformin kéo dài được khuyên cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 trong chế độ ăn (các loại đậu, rau xanh thẫm, cá, trứng…)

Người bệnh trong quá trình sử dụng Metformin, thuốc tiêm insulin hay bất kỳ thuốc tiểu đường type 2 nào khác mà có băn khoăn cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo số:

Điện thoại

Nhóm SGLT-2i - Nhiều ưu điểm trên biến chứng tim mạch, thận

Các thuốc thuộc nhóm SGLT-2i là các thuốc tiểu đường mới nhất hiện nay, được sự chấp nhận của FDA trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 vào đầu năm 2014. Nhóm này có tác dụng ức chế kênh đồng vận chuyển Na – glucose (SGLT-2i), làm tăng đào thải glucose qua nước tiểu và giảm đường huyết trong cơ thể. 

Hiện nay, vai trò của các thuốc tiểu đường thuộc nhóm SGLT-2i càng được nâng cao bởi ưu điểm trong giảm biến cố tim mạch và thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Cùng với Metformin, các thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế SGLT2 cũng đang được sử dụng sớm và phổ biến là: Canagliflozin, Dapagliflozin và Empagliflozin.

Cách dùng, liều dùng: Các thuốc thuộc nhóm SGLT-2i thường được dùng duy nhất 1 lần/ ngày và không phụ thuộc vào bữa ăn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất, người bệnh nên dùng vào một thời điểm cố định trong ngày.

Tác dụng không mong muốn: Tác dụng phụ chủ yếu của các thuốc thuộc nhóm SGLT-2i là có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo (do thuốc làm tăng thải đường qua nước tiểu). Người bệnh cần lưu ý về việc vệ sinh cá nhân để hạn chế tác dụng phụ này.

Nhóm Sulfonylurea - Giúp hạ đường huyết nhanh, chi phí rẻ

Sulfonylurea là nhóm thuốc được sử dụng khá phổ bến và rộng rãi cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này bao gồm: gliclazide (Diamicron, Genrx gliclazide, Glyade, Mellihexal, Oziclide), glibenclamide (Daonil, Glimel), glipizide (Melizide, Minidiab), glimepiride (Amaryl, Aylide, Diapride, Glimepiride Sandoz).

Nhóm sulfonylurea kích thích tế bào beta đảo tụy giải phóng insulin, do đó có thể gây hạ đường huyết ở người bệnh không bị tăng đường huyết hay sử dụng khi đói. Bởi vậy, nên sử dụng trước khi ăn 30 phút để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết. 

Cách dùng, liều dùng: Uống trước các bữa ăn với liều thấp nhất, sau đó tăng liều từ từ phụ thuộc vào đáp ứng của cơ thể với hiệu quả của thuốc.

Tác dụng không mong muốn: Tương tự như thuốc tiêm insulin, thuốc tiểu đường nhóm Sulfonylurea cũng rất dễ gây hạ đường huyết quá mức, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho người lớn tuổi, người ăn uống kém.

Diamicron (viên hạt gạo) là thuốc tiểu đường quen thuộc với người tiểu đường tuýp 2

Diamicron (viên hạt gạo) là thuốc tiểu đường quen thuộc với người tiểu đường tuýp 2

Nhóm ức chế Alpha glucosidase - Giảm đường huyết sau ăn

Hiện nay tại Việt Nam có Acarbose (Glucobay) là thuốc phổ biến thuộc nhóm ức chế alpha glucosidase. Cơ chế của thuốc là ức chế enzym thủy phân đường (alpha - glucosidase), do đó làm chậm hấp thu glucose từ ruột vào trong máu. Thuốc ức chế enzym alpha – glucosidase nên chỉ giúp giảm đường huyết sau ăn.

Cách dùng, liều dùng: 25-100mg uống 3 lần/ngày ngay trước bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. Lưu ý trong bữa ăn cần có tinh bột.

Tác dụng không mong muốn: Tác dụng phụ của Acarbose (Glucobay) thường liên quan đến lượng chất bột đường không được hấp thu tại ruột (sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng).

Nhóm Thiazolidinedione (TZD) - Ít dùng trong điều trị tiểu đường

Tương tự Metformin, các thuốc nhóm TZD có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin tại mô. Tuy nhiên, thuốc lại làm tăng tích trữ mỡ dưới da nên thường gây tăng cân cho người bệnh tiểu đường type 2. 

Cách dùng, liều dùng: Uống 1 lần/ ngày sau bữa ăn. Liều khởi đầu thường là 30mg/ ngày.

Tác dụng không mong muốn: TZD có thể gây giữ nước và phù, do đó cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh tim mạch hay viêm gan, men gan cao. Hiện nay, chủ yếu sử dụng Rosiglitazone, Pioglitazone.

Nhóm thuốc có tác dụng Incretin - Giúp giảm đường huyết an toàn

Hai nhóm thuốc này đều có chung một đích tác dụng, đó là làm tăng tiết insulin của tuyến tụy bằng cách làm tăng hoạt tính incretin. Khi chúng ta tiếp nhận thức ăn, ruột sẽ tiết ra glucagon like peptide-1 (GLP-1). Đây là một loại incretin có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin khi lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên mỗi nhóm sẽ tác động lên incretin này theo các cách khác nhau:

Nhóm ức chế DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) là enzym phân giải GLP-1. Thuốc ức chế DPP-4 giúp bảo vệ GLP-1 không bị phá hủy, nhờ đó làm tăng tiết insulin của tụy. Hiện nay tại Việt Nam có: Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin.

Nhóm thuốc đồng vận GLP-1: Thuốc hoạt động thông qua tương tác đặc hiệu với các thụ thể GLP-1, do đó cũng làm tăng sản xuất insulin của tuyến tụy. Ngoài ra, thuốc còn làm chậm sự rỗng của dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn nên giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và cân nặng tốt hơn. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 được sản xuất dưới dạng thuốc tiêm, hiện nay dùng phổ biến là Liraglutide.

 Liraglutide (Victoza) là thuốc tiểu đường phổ biến thuộc nhóm đồng vận GLP-1

 Liraglutide (Victoza) là thuốc tiểu đường phổ biến thuộc nhóm đồng vận GLP-1

Nhóm Glinides dùng được ở người suy thận

Tương tự nhóm sulfonulurea, thuốc tiểu đường thuộc nhóm glinides cũng có tác dụng kích thích tế bào beta của đảo tụy tăng sản xuất insulin và xuất hiện tác dụng nhanh, chỉ 30 phút sau khi uống. Do đó nên uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút, không được uống thuốc nếu không ăn vì sẽ gây hạ đường huyết.

Do thời gian bán hủy thấp (tồn tại trong cơ thể trong thời gian ngắn) nên thuốc có thể dùng ở người già, bệnh nhân suy thận. Hiện Việt Nam có Repaglinide (NovoNorm) với các hàm lượng 0.5mg, 1mg, 2mg.

Lưu ý khi phối hợp thuốc trong điều trị tiểu đường

Theo thời gian khi bệnh tiến triển, các thuốc chữa tiểu đường sẽ giảm dần hiệu quả mặc dù đã tăng liều ở mức cao. Khi này, việc sớm kết hợp thêm các nhóm thuốc khác sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm liều sử dụng thuốc đơn độc và hạn chế bớt các tác dụng phụ.

Nguyên tắc phối hợp thuốc tiểu đường là chỉ phối hợp các nhóm thuốc hạ đường huyết theo các cơ chế khác nhau. Người bệnh có thể cần phối hợp hai, ba, thậm chí là bốn loại thuốc cùng lúc.

Để giảm số lần uống thuốc cho người bệnh, các nhà khoa học đã bào chế ra nhiều loại thuốc tiểu đường phối hợp, chứa 2 thuốc hạ đường huyết khác nhau. Người bệnh thay vì phải uống 2 thuốc thành 2 lần, giờ đây chỉ cần uống 1 lần nên sẽ ít bị quên thuốc hơn.

Glucovance là 1 loại thuốc phối hợp Metformin và Glibenclamide (nhóm sulfonamid)

Glucovance là 1 loại thuốc phối hợp Metformin và Glibenclamide (Sulfonamid)

Người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp thuốc tây điều trị tiểu đường với các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược. Sự kết hợp giữa Đông Y và Tây Y sẽ đem đến nhiều lợi ích:

  • Hạn chế hiện tượng mất tác dụng của thuốc tây (nhờn thuốc).
  • Hạn chế ảnh hưởng của thuốc tây lên gan, thận, dạ dày.
  • Sử dụng lâu dài giúp giảm liều thuốc tây y.
  • Cải thiện hiệu quả các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm điều trị cho người bệnh tiểu đường, Cố Tiến sĩ Lương Lễ Hoàng -  Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM cho biết về một sản phẩm từ thảo dược hiệu quả, được bác sĩ kê đơn trên hơn 80% bệnh nhân của mình: 

 

"Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường giúp cải thiện thấy rõ HbA1C sau 15 ngày. Chỉ số đường huyết ổn định. Mỡ máu, men gan được cải thiện"

Hộ Tạng Đường là kết quả của sự phối hợp 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, được bào chế dưới dạng viên nén. Kể từ khi Hộ Tạng Đường được Bộ Y Tế công bố vào năm 2008, hàng ngàn người bệnh tiểu đường đã có được một giải pháp an toàn và hiệu quả để:

  • Hạ và ổn định đường huyết, không gây hạ đường huyết quá mức
  • Cải thiện biến chứng tiểu đường (Tê bì tay chân, nóng rát, khô ngứa da, mờ mắt, tiểu nhiều, suy thận, đau cứng khớp, rối loạn cương...)
  • Giảm mỡ máu, ngừa nguy cơ xơ vữa mạch, đột quỵ, suy thận, nhồi máu tim

Sử dụng Hộ Tạng Đường giúp hạn chế sự phụ thuộc vào thuốc tây y, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây trên gan thận, dạ dày; tránh việc phải tăng liều hoặc chuyển sang tiêm lnsulin.

Để tìm hiểu về giải pháp kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả, an toàn từ Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường, liên hệ ngay tới dược sĩ chuyên môn của chúng tôi theo số:

Điện thoại

Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường và những lợi ích cho người bệnh tiểu đường

Hỏi đáp về thuốc điều trị đái tháo đường

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương, thời điểm dùng thuốc tiểu đường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bệnh, mức đường huyết, các bệnh mắc kèm khác của mỗi người. Không phải tất cả người bị tiểu đường đều phải dùng thuốc.

Với những người mới bị tiểu đường type 2, HbA1c dưới 7.5%, đường máu khi đói dưới 8 mmol/l, sau ăn dưới 12 mmol/l, không có triệu chứng và biến chứng đáng kể thì chưa nhất thiết phải dùng thuốc ngay. Thay vào đó, người bệnh sẽ phải thay đổi lối sống trước. Nếu đường huyết vẫn không giảm về mức cho phép thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc.

Còn những trường hợp bị tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường type 2 nhưng HbA1c trên 7.5%, đường máu rất cao, có triệu chứng rầm rộ thì sẽ phải dùng thuốc ngay ở giai đoạn đầu.

Sử dụng thảo dược là giải pháp hiệu quả giúp người bệnh tiểu đường không phải dùng sớm thuốc tây hoặc chỉ cần dùng với liều thấp, không phải tiêm. Để được tư vấn kỹ hơn về cách kết hợp thảo dược để giảm phụ thuộc vào thuốc tây, bạn hãy liên hệ chuyên gia theo số:

Điện thoại

Thuốc tiểu đường uống trước ăn hay sau ăn?

Thời điểm uống thuốc trị tiểu đường trước ăn hay sau ăn sẽ phụ thuộc vào việc người bệnh đang sử dụng loại thuốc gì. Theo BS Nguyễn Huy Cường, có một số loại thuốc sẽ có chỉ định đặc biệt phải uống trước ăn hoặc sau ăn mới có hiệu quả.

Ví dụ như Acarbose (Glucobay). Thuốc hạ đường huyết bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột tại ruột, nên nếu uống sau ăn, khi thức ăn đã bắt đầu được tiêu hóa rồi sẽ không còn hiệu quả. Loại thuốc này cần phải uống trước ăn hoặc cùng với những miếng ăn đầu tiên. Hay như nhóm Glinides, thuốc có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin. Thời gian có tác dụng của thuốc khá ngắn, nên cần uống trước ăn.

Với các loại thuốc khác, nếu bác sĩ không dặn uống trước ăn hoặc sau ăn thì người bệnh tiểu đường có thể uống sau ăn. Cách uống này vẫn đảm bảo hiệu quả hạ đường huyết mà còn giúp hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Loại thuốc nào chữa tiểu đường hiệu quả nhất?

Cho đến thời điểm hiện tại, Metformin (Glucophage) và Insulin vẫn được nhiều thầy thuốc coi đánh giá là 2 thuốc tây trị tiểu đường tốt nhất hiện nay. Mặc dù ra đời đã lâu nhưng cả 2 thuốc đều hạ đường huyết rất tốt lại an toàn và có thể sử dụng cho hầu hết người bệnh.

Tuy nhiên, để đánh giá một thuốc có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào từng người bệnh. Bởi có những thuốc tác dụng tốt với người bệnh này nhưng lại không hiệu quả với người bệnh khác. Người bệnh không nên dùng đơn thuốc của người khác để áp dụng cho mình. Nếu muốn chuyển sang loại thuốc khác, hãy thảo luận với bác sĩ để biết loại thuốc đó có thực sự phù hợp với mình không.

Thuốc chữa bệnh tiểu đường mới nhất hiện nay

Bệnh tiểu đường vẫn có xu hướng gia tăng. Vì vậy, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm thêm các loại thuốc điều trị mới. Trong 10 năm trở lại đây, có 6 thuốc tiểu đường tuýp 2, tuýp 1 mới đã được Cục quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép là Alogliptin, Invokana, Farxiga, Tanzeum, Jardiance và Afrezza.

Mỗi loại thuốc này đều có những điểm mạnh riêng. Ví dụ như Alogliptin không gây tăng cân và có thể sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng. Tuy nhiên, do giá cao và thời gian ra đời chưa lâu nên các thuốc này vẫn chưa được sử dụng phổ biến ở nước ta.

Xem thêm: 6 loại thuốc mới đột phá trong điều trị tiểu đường

Có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường không?

Đến nay chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm được bệnh tiểu đường. Các phương pháp điều trị mới như cấy ghép tuyến tụy hay chữa tiểu đường bằng tế bào gốc cũng chưa được chứng minh chắc chắn sẽ chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ bào chế thuốc hiện tại, càng ngày càng có nhiều người bệnh tiểu đường điều trị tốt có thể sinh hoạt và làm việc giống như người bình thường. Điều này mở ra nhiều hy vọng về một phương pháp có thể chữa khỏi tiểu đường trong tương lai.

Dù chưa có thuốc chữa khỏi tiểu đường nhưng bạn vẫn có thể sống khỏe nếu điều trị tốt.

Dù chưa có thuốc chữa khỏi tiểu đường nhưng bạn vẫn có thể sống khỏe nếu điều trị tốt.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Đa số bệnh nhân bị tiểu đường phải uống thuốc suốt đời. Tuy nhiên, nếu điều trị tốt, người bệnh có thể được giảm liều, thậm chí tạm ngưng sử dụng thuốc trong 1 thời gian.

Ví dụ, với những người mới phát hiện mắc tiểu đường, đang chỉ dùng ½ – 1 viên thuốc mỗi ngày, nếu thường xuyên bị hạ đường huyết thì bác sĩ có thể cho tạm ngưng dùng thuốc để theo dõi. Trong thời gian theo dõi, người bệnh sẽ cần chú ý đến chế độ ăn và tập luyện để giữ đường huyết ổn định.

Tuy nhiên với những người đang uống nhiều loại thuốc hay uống với liều cao, việc bỏ thuốc rất nguy hiểm, dễ gây nhiễm toan ceton hay biến chứng trên tim, mắt, thận thần kinh. Trường hợp này, người bệnh muốn giảm liều thì phải đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều từ từ để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Xem thêm: Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời? Các trường hợp được tạm ngưng dùng thuốc

Mua thuốc tiểu đường ở đâu?

Hiện nay các thuốc tiểu đường đều được bày bán rộng rãi ở khắp các nhà thuốc bệnh viện hay khu dân cư. Do đó, sau khi có đơn của bác sĩ, người bệnh có thể trực tiếp lấy thuốc tại bệnh viện hoặc ra bất cứ hiệu thuốc nào gần khu vực mình sinh sống để mua.

Trên đây là tất cả các thông tin cần biết về thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2, tuýp 1. Hy vọng sẽ giúp bạn an tâm hơn trên hành trình kiểm soát căn bệnh này. Nếu cần tư vấn thêm về cách sử dụng các loại thuốc này, hãy gọi cho các dược sĩ của bienchungtieuduong qua số 0936 057 996.

Điện thoại

Trích nguồn: https://www.diabetesaustralia.com.au