9 cách hiệu quả ngăn ngừa biến chứng tim mạch cho người tiểu đường

Khoảng 65% người bệnh tiểu đường tử vong vì bệnh tim hoặc do đột quỵ, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi bình thường. Nếu không hành động ngay hôm nay, có thể bạn sẽ nằm trong con số 65% đó.

Mối liên hệ giữa tiểu đường và bệnh tim mạch

Mức đường huyết cao chính là nguyên nhân chính gây nên những biến chứng trên tim mạch. Theo thời gian, lượng glucose cao trong máu làm tổn thương hệ thống mạch máu, khiến chúng trở nên cứng và xơ hóa. Chất béo tích tụ bên trong lòng mạch (mảng xơ vữa) có thể ngăn chặn sự lưu thông của máu đến tim hoặc não, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường cũng tăng cao nếu có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Những người tiểu đường bị đau tim có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở người tiểu đường có một hoặc nhiều đặc điểm sau:

  • Đã từng bị một cơn nhồi máu cơ tim
  • Ở độ tuổi trung niên trở lên.
  • Mắc kèm bệnh tim mạch ở giai đoạn sớm.

Làm cách nào tránh biến chứng tim mạch khi mắc bệnh tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì cũng không cần quá lo lắng bởi chỉ cần một số thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Nếu bạn quá bận rộn không thể tập thể dục trong vòng 30 phút hãy cố gắng tập mỗi lần 10 phút. Những môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc thiền, yoga… rất phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên tập thế dục thường xuyên để hạn chế nguy cơ tim mạch

Người bệnh tiểu đường nên tập thế dục thường xuyên để hạn chế nguy cơ tim mạch

Dùng aspirin liều thấp giảm nguy cơ tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy dùng Aspirin liều thấp mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể dùng được aspirin bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Người bệnh tuyệt đối không được phép tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sỹ.

Có chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tốt đường huyết

Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và cholesterol như thực phẩm chiên xào, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng, mỡ động vật,… Ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi ít đường. Hạn chế những thực phẩm nhiều bột đường, đặc biệt những loại tinh bột tinh chế như bánh kẹo ngọt, gạo trắng, bánh mỳ trắng, bún, phở…

Tpcn Hộ Tạng Đường – Giải pháp chuyên biệt giúp ổn định đường huyết, cải thiện và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số 0962 326 300 (trong giờ hành chính)

Giảm cân giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…Người tiểu đường bị béo phì làm tăng sự đề kháng lnsulin, khó kiểm soát đường huyết. Bởi vậy, nếu bạn thừa cân, béo phì hãy cố gắng giảm cân và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Giữ mức cholesterol trong máu ở ngưỡng cho phép

Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát tốt chỉ số cholesterol trong máu ở ngưỡng cho phép để ngăn ngừa nguy cơ tim mạch:

  • LDL – cholesterol (Cholesterol xấu ) < 100 mg/dl.
  • HDL – cholesterol (Cholesterol xấu) > 40 mg/dl ở nam giới và >50 mg/dl ở nữ giới.
  • Triglycerid < 150 mg/dl.

Kiểm soát tốt đường huyết ở ngưỡng mục tiêu.

Bác sỹ điều trị là người giúp bạn xác định đúng ngưỡng đường huyết mục tiêu của bạn. Chỉ số HbA1c là chỉ số đường huyết giúp đánh giá mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng gần nhất, cho phép bác sỹ xác định được hiệu quả của phương pháp điều trị.

Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có một ngưỡng đường huyết mục tiêu khác nhau, nhưng thông thường với hầu hết người bệnh nên kiểm soát tốt HbA1c < 7%.

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường

Bỏ thuốc lá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 cao hơn từ 30-40% so với người không hút thuốc. Và những người mắc bệnh tiểu đường hút thuốc lá sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng lnsulin và kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, khói thuốc lá còn chứa hơn 7000 chất hóa học độc hại trong đó có đến hơn 50 chất gây ung thư.

Dùng thuốc hạ đường huyết theo đúng chỉ định của bác sỹ

Với người bệnh tiểu đường, dùng thuốc hạ đường huyết là điều bắt buộc và cần thiết. Nếu bạn mắc tiểu đường và cả bệnh tim mạch, bạn có thể cần dùng thêm các thuốc hạ huyết áp, giảm mỡ máu theo chỉ định cụ thể của bác sỹ. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải phẫu thuật hoặc làm thủ thuật can thiệp tim mạch nếu cần thiết.

Dùng thảo dược để hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Ở người bệnh tiểu đường, việc sử dụng thuốc tây điều trị dài ngày không thể tránh khỏi những tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, các thuốc tây y chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà không tác động được vào căn nguyên gây bệnh nên khó có thể phòng ngừa triệt để được các biến chứng tiểu đường. Bởi vậy, ngày nay càng nhiều người có xu hướng kết hợp thêm các thảo dược như: Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn để ổn định đường huyết, kết hợp với Alpha lipoic acid (ALA) – chất chống oxy hóa mạnh giúp dọn dẹp các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương mạch máu và tế bào, cải thiện và phòng ngừa không chỉ biến chứng trên tim mạch mà còn trên mắt, thận, thần kinh do tiểu đường.

*Thực  phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

xem bệnh nhân sử dụng tốt 

Tham khảo: https://www.everydayhealth.com/heart-health/heart-disease-and-diabetes.aspx